Báo cáo xâm hại

Bộ Thông tin và Truyền thông nỗ lực góp phần bảo vệ quyền trẻ em trên không gian mạng

Bộ Thông tin và Truyền thông nỗ lực góp phần bảo vệ quyền trẻ em trên không gian mạng

Bộ Thông tin và Truyền thông nỗ lực góp phần

bảo vệ quyền trẻ em trên không gian mạng

Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về quyền và trách nhiệm của cư dân mạng đối với các hành vi ứng xử trên môi trường mạng cần có giới hạn và phải tuân thủ pháp luật.

Chính sự phức tạp của mạng xã hội nên cạnh các giải pháp “cứng” Việt Nam cần phải xây dựng và triển khai giải pháp “mềm” nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về quyền và trách nhiệm của cư dân mạng đối với các hành vi ứng xử trên môi trường mạng cần có giới hạn và phải tuân thủ pháp luật.

Trẻ em gái bị bắt nạt trên môi trường mạng cao gấp 3 lần trẻ em trai

Giữa tháng 10/2020 vừa qua, một bé gái ở Q.Tân Phú (TP.HCM) đã tử vong vì học theo “trò chơi tự tử” trên YouTube. Trước đó nữa, hàng loạt clip hướng dẫn tự sát theo trào lưu “thử thách Momo” nổi đình nổi đám hồi đầu năm 2019 đã khiến nhiều bậc phụ huynh bất an. Dù những video này sau đó được gỡ bỏ nhưng dường như YouTube vẫn chưa có bộ lọc đủ mạnh để loại bỏ toàn bộ nội dung độc hại.

Ảnh minh họa

Không thể phủ nhận vai trò của công nghệ đối với đời sống của trẻ em trong việc cung cấp kiến thức, phương thức làm việc, giải trí, tăng cường tương tác xã hội. Tuy nhiên, trên môi trường mạng, trẻ em có nguy cơ bị xâm hại như hình ảnh trẻ em bị xâm hại, bóc lột được ghi, được quay, được chụp và phát tán, tiếp xúc với nội dung bạo lực, nội dung nhạy cảm, tiếp xúc với nội dung xúi giục, tự tử và hành vi tiêu cực khác, gặp những hành vi tiếp xúc và ứng xử không phù hợp như bắt nạt trực tuyến, nhắn tin liên quan đến tình dục, thông tin cá nhân bị thu thập

Theo báo cáo của các cơ quan, tổ chức hữu quan tại hội thảo của Đoàn giám sát của Quốc hội tổ chức đầu năm nay thì Việt Nam thuộc top các quốc gia có lượng người dùng Internet lớn nhất thế giới, với 64 triệu người dùng, chiếm 66% dân số. Trong đó 1/3 là người chưa thành niên và thanh niên ở độ tuổi từ 15 đến 24 và mỗi ngày có hơn 720.000 hình ảnh xâm hại trẻ em được đưa lên mạng, với hầu hết là các hình ảnh bạo lực, xâm hại tình dục.

Việt Nam thuộc top các quốc gia có lượng người dùng Internet lớn nhất thế giới với 64 triệu, chiếm 66% dân số; trong đó, 1/3 người dùng ở độ tuổi 15 đến 24. Khi tham gia vào môi trường mạng, trẻ em có nhiều lợi ích nhưng đang phải đối mặt với nhiều rủi ro. Điều này thể hiện ở mỗi ngày có hơn 720.000 hình ảnh xâm hại trẻ em được đưa lên mạng, hầu hết về bạo lực, xâm hại tình dục.

Cứ 4 trẻ em được hỏi thì có 1 em chia sẻ từng có trải nghiệm đau buồn khi sử dụng mạng xã hội; 1/3 từng là nạn nhân bị bắt nạt trên mạng xã hội. Trẻ em gái bị bắt nạt trên môi trường mạng cao gấp 3 lần trẻ em trai.

Khảo sát của Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển Bền vững (MSD) và Tổ chức cứu trợ trẻ em quốc tế cũng chỉ ra, xâm hại trẻ em trên môi trường mạng đang là vấn đề đáng báo động. Năm 2018, Việt Nam có 706.435 vụ báo cáo về hình ảnh, video xâm hại tình dục trẻ em trên mạng, đứng thứ 2 trong khu vực ASEAN và sau Indonesia.

Báo cáo khảo sát tiếng nói trẻ em Việt Nam được MSD công bố ngày 2/6 vừa qua cho thấy, bắt nạt qua mạng là một trong 3 vấn đề trẻ em lo lắng hàng đầu và mong muốn Việt Nam cần hành động nhiều hơn để cải thiện và giải quyết. Bởi bắt nạn trẻ em trên môi trường mạng để lại di chứng đặc biệt nặng nề hơn so với bắt nạt học đường.

Mặc dù Luật An ninh mạng có hiệu lực đã xử lý được nhiều tài khoản, trang mạng nhảm nhí, phản cảm nhưng có sử dụng hết các chế tài của luật hay không còn phụ thuộc vào sự quyết liệt của cơ quan chức năng. Song việc xử phạt, gỡ bỏ nội dung độc hại trên không gian mạng cũng chỉ là xử lý phần ngọn.

Trong thời đại công nghệ số Internet, mạng xã hội chứa đựng thông tin rất lớn và rất hữu ích đối với những ai biết khai thác nó. Việc cấm trẻ em tham gia không gian mạng đã hạn chế cơ hội tiếp cận thông tin, tri thức của trẻ. Thay vào đó, một mặt cần phải trang bị cho trẻ các kiến thức, kỹ năng sử dụng mạng an toàn, đồng thời chính phủ cần tăng cường các giải pháp bảo vệ khác.

Quy tắc ứng xử trên không gian mạng sẽ sớm được ban hành

Trả lời chất vấn trước Quốc hội hôm 9/11, Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định Bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng sẽ được ban hành trong năm 2020, trong đó lồng ghép thỏa đáng vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường internet.

Ảnh minh họa

Thông tin này đã được các bậc cha mẹ chờ đợi từ rất lâu, nhất là khi các nền tảng chia sẻ video “khổng lồ” gần đây vấp phải nhiều chỉ trích vì để lọt những video có nội dung độc hại hướng đến đối tượng tiếp nhận là trẻ em.

Trước đó, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) và Cục Trẻ em (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) đã ký kết kế hoạch phối hợp về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Mục tiêu chính của kế hoạch phối hợp nhằm ghi nhận và thực hiện những cam kết được thống nhất giữa hai bên trên cơ sở khai thác thế mạnh của mỗi bên; tăng cường phối hợp chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Đây là lần đầu tiên có sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thông tin trên không gian mạng với cơ quan quản lý nhà nước về bảo đảm quyền trẻ em.

Xây dựng mạng lưới bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng sẽ kết nối các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cùng hoạt động vì trẻ em, tạo thành quy trình hài hòa để phòng ngừa, phát hiện, can thiệp, xử lý các hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng. Thông qua mạng lưới này, trẻ em sẽ dễ dàng lên tiếng, tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ, được bảo vệ an toàn khi bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại trên môi trường mạng, tương tự quy trình hỗ trợ, can thiệp trẻ em có nguy cơ hoặc bị xâm hại trong đời thực.

Bảo đảm để trẻ em được hoạt động và tương tác tích cực, lành mạnh trên môi trường mạng một cách an toàn không phải chỉ là nhiệm vụ của một bộ, ngành cụ thể nào mà chính là nhiệm vụ của toàn xã hội. Do vậy, cần phải xây dựng, phát triển thí điểm hệ sinh thái thúc đẩy các tổ chức, doanh nghiệp vào cuộc, tham gia cùng xây dựng nội dung lành mạnh cho trẻ em trên môi trường mạng.

Theo vietnamnet.vn

No Comments

Give a comment