Báo cáo xâm hại

Trẻ em bị bắt nạt trên môi trường mạng – Hậu quả dai dẳng hơn gấp nhiều lần so với ngoài đời thực

Trẻ em bị bắt nạt trên môi trường mạng – Hậu quả dai dẳng hơn gấp nhiều lần so với ngoài đời thực

Trẻ em bị bắt nạt trên môi trường mạng – Hậu quả dai dẳng hơn gấp nhiều lần so với ngoài đời thực

Hiện nay, tỷ lệ trẻ em tại Việt Nam sử dụng internet và tham gia vào môi trường mạng đang ngày một gia tăng, điều này cho thấy những tiến bộ đáng kể về mặt phổ cập ứng dụng công nghệ cao trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển này cũng có rất nhiều mặt trái phát sinh, điển hình phải kể đến là những hình vi bắt nạt trên môi trường mạng và trẻ em đang là đối tượng có nguy cơ lớn nhất trở thành nạn nhân của các trò bắt nạt. Khác với ngoài đời thực, những hậu quả của việc bị bắt nạt trên môi trường mạng này để lại hậu quả vô cùng nặng nề và dai dẳng vì thông tin một khi đã phát tán trên môi trường mạng sẽ bị lan truyền một cách nhanh chóng và sẽ mất một thời gian dài để có thể xóa bỏ hết chúng. Đây cũng đang là điểm nóng thách thức lớn đối với toàn xã hội bởi những hậu quả của việc bắt nạt trẻ em trên môi trường mạng để lại .

Trẻ bị bắt nạt trên môi trường mạng là khi trẻ phải chịu đựng các hình vi cố tình xúc phạm, đe dọa, làm hại, quấy rối, tấn công hay loại trừ (tẩy chay) trên môi trường mạng. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị “gửi, đăng tải, chia sẻ” thông tin cá nhân hoặc các nội dung tiêu cực, có hại, sai sự thật gây ra sự xấu hổ hoặc gây mất uy tín đối với trẻ.

Bắt nạt trên mạng có thể diễn ra trên các nền tảng mạng xã hội, các phòng trò chuyện trực tuyến, các hòm thư điện tử hoặc trên các thiết bị di động, thông qua dịch vụ tin nhắn ngắn (SMS) và các ứng dụng tin nhắn tức thời, các cuộc gọi quấy rối…

Một số hình thức cho thấy trẻ đang bị bắt nạt trên môi trường mạng:

Ảnh minh họa: Một số hình thức cho thấy trẻ đang bị bắt nạt trên môi trường mạng

Một số dấu hiệu cho thấy có thể trẻ đang là nạn nhân của việc bị bắt nạt trên môi trường mạng:

–   Thời lượng sử dụng thiết bị điện tử của trẻ đột ngột thay đổi:

Những thay đổi bất thường về thời gian tham gia môi trường mạng của trẻ dù là tăng hay giảm đều đáng được lưu tâm. Có thể việc này là do trẻ muốn theo dõi kẻ bắt nạt viết gì về mình và những người khác nhận xét thế nào. Ngược lại, nếu trẻ ngừng tham gia vào môi trường mạng, có khả năng là trẻ đang cố lảng tránh hành vi bị bắt nạt.

–   Trẻ trở nên ủ rũ sau khi tham gia vào môi trường mạng:

Thường xuyên thay đổi tâm trạng không phải điều hiếm gặp ở trẻ. Tuy nhiên, việc ủ rũ sau khi tham gia vào môi trường mạng có thể là dấu hiệu trẻ đang trải qua điều gì đó tồi tệ có thể là bị bắt nạt.

–   Trẻ nhắc đến việc đang xử lý “rắc rối”:

Có thể đôi khi, trẻ muốn chia sẻ với phụ huynh và người thân về vấn đề bị bắt nạt nhưng không biết cách diễn tả chính xác. Thay vào đó, trẻ thường nói thông qua việc ví dụ từ một người bạn khác và bàn về cách xử lý rắc rối bằng những lời nói nửa đùa nửa thật.

–   Trẻ thay đổi thói quen hàng ngày:

Khi trẻ bị bắt nạt, dù trên môi trường mạng hay ngoài đời thực cũng dẫn đến các vấn đề về thể chất và tinh thần. Điều này sẽ đẫn đến việc trẻ thường bị rối loạn giấc ngủ, tự ti, hay sợ hãi và lo âu, thu mình.

“Khi trẻ gặp phải một, một số trong các dấu hiệu trên, điều này không hoàn toàn chắc chắn rằng trẻ đang bị bắt nạt trên môi trường mạng. Tuy nhiên, điều này cho thấy trẻ đang cần thêm sự quan tâm giúp đỡ của gia đình, nhà trường cũng như bạn bè để giúp trẻ có thể thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực và có lối suy nghĩ tích cực hơn, vui vẻ hơn trong cuộc sống”.

Gợi ý một số cách thức để phòng tránh và ngăn chặn việc trẻ bị bắt nạt trên môi trường mạng:

Ảnh minh họa: Một số cách thức phòng tránh, ngăn chặn trẻ bị bắt nạt trên môi trường mạng

Nguồn: VN-COP

No Comments

Give a comment