Báo cáo xâm hại

Thông tin ảo, hậu quả thật – Phòng tránh rò rỉ, lộ lọt thông tin cá nhân của trẻ em trên môi trường mạng

Thông tin ảo, hậu quả thật – Phòng tránh rò rỉ, lộ lọt thông tin cá nhân của trẻ em trên môi trường mạng

Thông tin ảo, hậu quả thật – Phòng tránh rò rỉ, lộ lọt thông tin cá nhân của trẻ em trên môi trường mạng

Hiện nay, trên môi trường mạng ngày càng nhiều vụ việc thông tin cá nhân của trẻ em bị lan truyền rộng rãi khiến cả phụ huynh và trẻ em đều mang tâm lý bất an, lo lắng. Đâu là nguyên nhân gây ra sự việc thông tin cá nhân của trẻ bị rò rỉ, lộ lọt ra bên ngoài và làm cách nào để phòng tránh sự cố không mong muốn này?

Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến việc rò rỉ, lộ lọt thông tin cá nhân của trẻ em trên môi trường mạng

Nguyên nhân chủ quan

Chia sẻ hình ảnh, thông tin công khai

Với tâm lý chủ quan của các bậc phụ huynh, người thân của trẻ và cả chính bản thân trẻ cũng không lường trước được hậu quả của việc chia sẻ những hình ảnh cá nhân, thông tin riêng tư (tên tuổi, địa chỉ, thông tin liên hệ…) một cách công khai, tràn lan trên môi trường mạng. Điều này rất có thể sẽ khiến kẻ xấu lợi dụng những hình ảnh và thông tin riêng tư này để sử dụng với mục đích xấu nhằm trục lợi cho bản thân chúng.

Đặt mật khẩu dễ đoán

Việc đặt mật khẩu dễ đoán là nguyên nhân thường gặp nhưng lại ít được chú trọng. Trẻ thường đặt mật khẩu sát với tên tuổi và ngày sinh của mình hoặc những mật khẩu chứa ít ký tự chính là chìa khóa để giúp kẻ xấu có thể lợi dung sơ hở này để truy cập vào tài khoản cá nhân của trẻ.

Ngoài ra, việc bất cẩn để lộ mật khẩu hay lưu lại mật khẩu tại những thiết bị công cộng cũng sẽ khiến thông tin của trẻ dễ dàng bị kẻ xấu lấy cắp.

Kết bạn lạ

  Kết bạn là một hành động tốt giúp trẻ em có thể mở rộng mối quan hệ và giao lưu để có thể phát triển bản thân hơn, tuy nhiên việc kết bạn với những người bạn không hề quen biết, không rõ đối phương có lai lịch ra sao thì đây là một hạnh động cần phải cẩn trọng. Vì chính những người không quen biết đó, rất có thể sẽ là một kẻ xấu với ý đồ muốn lừa gạt và có mục đích xấu đối với trẻ.

Nguyên nhân khách quan

Lấy cắp, tấn công

Một nguyên nhân khác quan cũng chính là nguyên nhân không mong muốn nhất đó chính là thiết bị của trẻ bị lấy cắp. Hầu hết những thông tin quan trọng đều được lưu giữ trên thiết bị cá nhân. Do đó, cẩn phải lưu ý tới việc bảo quản thiết bị của trẻ một cách an toàn tránh bị kẻ xấu lấy cắp.

Ngoài ra thì kẻ xấu cũng có thể thực hiện hành vi tấn công (hack) vào thiết bị của trẻ để thực hiện hành vi với ý đồ xấu nhằm tấn công chủ yếu vào việc khai thác thông tin lưu trữ trên thiết bị.

Cách phòng tránh

Từ những nguyên nhân nêu trên, dưới đây là các kỹ năng hữu ích để giúp cho thông tin cá nhân của trẻ được bảo vệ một cách an toàn hơn cũng như phòng tránh các rủi ro về rò rỉ, lộ lọt thông tin cá nhân của trẻ em trên môi trường mạng.

Quy tắc 5 không

Ảnh minh họa – Quy tắc 5 không

Không công khai

Hạn chế việc chia sẻ hình ảnh, thông tin cá nhân của trẻ lên môi trường mạng vì những người xem được chúng không chỉ là người thân, bạn bè của trẻ mà còn có thể là kẻ xấu luôn rình rập để sẵn sàng đánh cắp những thông tin đó bất cứ lúc nào. Hãy thật thận trọng với những hình ảnh, thông tin đăng tải lên trên môi trường mạng.

Nên kích hoạt các tính năng giới hạn việc gợi ý, bật tính năng chặn lọc theo độ  tuổi (nếu có) trên cài đặt của ứng dụng, nền tảng xã hội để hạn chế việc kết bạn, gắn thẻ, nhắn tin, chế độ người xem, …

Không sử dụng mật khẩu dễ đoán

Hãy xây dựng thói quen lập mật khẩu khó đoán, có ít nhất 8 ký tự, kết hợp số, chữ in hoa và cả in thường, và ký tự đặc biệt để tăng cường tính bảo mật.

Đồng thời cài đặt thiết  lập  cảnh  báo  đăng  nhập  và  bật bảo vệ 2 lớp cho tài khoản của trẻ để tăng cường tính bảo mật hơn.

Trẻ em  nên hạn chế đăng  nhập vào tài khoản cá nhân ở các thiết bị công cộng, nếu đăng nhập không nên ấn “lưu  mật  khẩu”, nếu mật khẩu được lưu tại thiết bị công cộng rất có thể người sử dụng kế tiếp sẽ truy cập được vào tài khoản và sử dụng những thông tin trên đó với mục đích xấu.

Không kết bạn lạ

Tập thói quen kết nối có chọn lọc. Nếu ai đó kết bạn với trẻ mà không rõ người đó là ai hoặc nghi ngờ là người chưa từng quen biết, hãy hỏi ý kiến bố mẹ hoặc xác minh chính xác đó không phải là người lạ kết bạn với mục đích xấu. Nếu đó là một người không đáng tin cậy, hãy từ chối họ.

Không sử dụng phần mềm không có bản quyền

Hãy nhớ rằng một phần mềm không có bản quyền (phần mềm lậu) sẽ không được cập nhật kịp thời những bản vá bảo mật, khi gặp lỗi không được đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ và hầu hết những phần mềm không có bản quyền được ai đó đưa lên môi trường mạng sẽ kèm theo mục đích không trong sáng. Thay vì việc sử dụng những phần mềm không có bản quyền, hãy sử dụng các phần mềm có bản quyền để đảm bảo an toàn và tăng cường tính bảo mật.

Không lơ là, mất cảnh giác

Luôn đảm bảo sự an toàn đối với các thiết bị cả nhân của trẻ, bảo vệ chúng không bị lấy cắp từ những kẻ xấu cũng chính là bảo vệ chính bản thân trẻ. Đồng thời hãy ghi nhớ những thông tin trên để hạn chế việc rò rỉ, lột lọt thông tin cá nhân của trẻ.

No Comments

Give a comment