10 điều mà cha mẹ nên làm để giữ cho con cái an toàn trên
môi trường mạng
Là cha mẹ, chúng ta thường làm tất cả những gì có thể để giữ cho con mình được an toàn và khỏe mạnh, từ việc để con tránh bị ‘trượt, té’ trước khi ra đường, đến việc dặn con phải cẩn thận khi sang đường và luôn đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy. Nhưng cha mẹ đang làm gì để bảo vệ con được an toàn khi truy cập internet ?
Dưới đây là một số khuyến nghị mà cha mẹ nên làm để cùng đồng hành với con trên môi trường mạng
1. Nói chuyện cởi mở với con bạn về việc truy cập internet của trẻ
Ngay sau khi trẻ hiểu và bắt đầu truy cập internet, hãy nói chuyện với trẻ về những gì trẻ đang đọc, đang xem và những người trẻ đang giao tiếp trên mạng trực tuyến – và việc nói chuyện này nên được duy trì mật thiết giữa bố mẹ và con cái ngay cả khi trẻ đã lớn. Hãy hỏi con xem chúng truy cập những trang web nào hoặc ứng dụng nào trẻ đang sử dụng, hãy tập hợp và viết danh sách và xem cùng trẻ. Nói chuyện với trẻ về những gì cha mẹ thấy phù hợp cho con, và nhắc nhở trẻ rằng các quan điểm về sử dụng internet của cha mẹ có thể cũng khác nhau đối với từng gia đình.
Lắng nghe và trao đổi cùng trẻ để thiết lập các quy định và thỏa thuận về việc sử dụng internet mà bạn thấy phù hợp với gia đình mình. Đển một lúc nào đó trẻ sẽ sử dụng internet với những kiến thưc vượt xa khả năng hiểu biết của cha mẹ, vì thế hãy chuẩn bị những kiến thức nền tảng cho con khi con tham gia truy cập mạng.
Dạy trẻ về danh tính trực tuyến của trẻ và cách chúng phải cẩn thận về cách cư xử, tương tác với mọi người trên môi trường mạng, danh tính trực tuyến sẽ đại diện cho bản thân trong một diễn đàn công khai và Internet không phải là nơi riêng tư nên trẻ hãy cân nhắc trước khi nhận xét hay chia sẻ bất kỳ thông tin nào trên mạng.
2. Bố trí để thiết bị truy cập internet ở vị trí sinh hoạt chung của gia đình để cha mẹ có thể nhìn thấy trẻ truy cập internet
Cha mẹ học thói quên luôn theo dõi trẻ trong thời gian trẻ truy cập mạng, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Đặt máy tính hoặc thiết bị truy cập mạng ở vị trí trung tâm trong nhà, nơi có thể dễ dàng theo dõi trẻ đang truy cập mạng. Đối với thiết bị di động, cha mẹ có thể đặt mật khẩu yêu cầu đăng nhập mật mã Wi-Fi, không để trẻ tự ý truy cập mạng mà cha mẹ không biết. Cha mẹ nêu đề xuất trẻ không sử dụng máy tính bảng, máy tính xách tay hoặc chơi game trong phòng ngủ.
Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ cũng có thể cân nhắc kiểm tra lịch sử trình duyệt sau khi con khi truy cập mạng để xem trẻ đang truy cập những trang web nào. Trên thực tế đây là cách tiếp cận khó có thể làm được với trẻ trong độ tuổi từ 10 tuổi trẻ trở lên, khi đó trẻ sẽ tìm ra cách xóa lịch sử – đó là lý do mà cha mẹ phải giáo dục cách sử dụng internet an toàn cho trẻ từ lúc trẻ còn nhỏ.
3. Biết cách kiểm soát
Các tìm kiếm thông tin không kiểm soát trên internet có thể dẫn đến những kết quả không đáng có, vì vậy, cha mẹ nên biết cách sử dụng kiểm soát việc hạn chế tìm kiếm do trình duyệt web, nhà cung cấp dịch vụ internet và thiết bị cung cấp. Ví dụ: Cha mẹ có thể tìm hiểu và sử dụng các tính năng Bộ lọc Tìm kiếm An toàn trên Google sẽ chặn các trang web có tài liệu khiêu dâm. Mặc dù không chính xác 100% nhưng sự kiểm soát của phụ huynh có thể giúp ngăn con bạn xem và truy cập hầu hết các tài liệu bạo lực hoặc tình dục. Hoặc phụ huynh cũng có thể trả phí cho các công cụ và tính năng bảo mật sẽ cung cấp khả năng kiểm soát và các tính năng bảo vệ bổ sung.
4. Biết bạn bè trực tuyến của con bạn là ai
Là người lớn, chúng ta biết rằng một số người tham gia trên môi trường mạng internet không giống như họ nói, nhưng trẻ em và thanh thiếu niên có thể không biết và không có thông tin về người mà chúng đang trò chuyện nếu trẻ không được hướng dẫn sự dụng mạng một cách thông minh ngay từ khi còn nhỏ.
Hãy trờ thành bạn bè với con và có địa chỉ liên hệ trong kết nối mạng xã hội của con, đảm bảo cha mẹ theo dõi các bài đăng của con. Đương nhiên trẻ có thể không thích và phản đối chuyện này nhưng hãy nói với con rằng đó là một trong những điều kiện để cha mẹ cho phép con được phép truy cập mạng.
5. Hãy ‘chia sẻ có ý thức’ để bảo vệ quyền riêng tư của bạn
Nếu con bạn là người thường xuyên sử dụng mạng xã hội, chúng phải nhận thức được nguy cơ thông tin cá nhân hoặc hình ảnh cá nhân công khai sau khi chúng đăng tải bài. Mặc dù trẻ có thể sẽ không hiểu hết các hậu quả của việc tiết lộ lọt thông tin cá nhân trên mạng, nhưng bạn nên dạy con cẩn trọng và suy nghĩ về nội dung chúng đăng và chia sẻ. Khuyến khích con trẻ tự hỏi bản thân trước khi đăng bất cứ nội dung nào trên mạng xã hội là có nên hay không nếu thông tin (ví dụ như tên, số điện thoại, địa chỉ nhà, email, tên trường học) hoặc ảnh mà chúng có thể người lạ sẽ biết. Nếu câu trả lời là có, tốt nhất đừng đăng nó.
Nếu con bạn đang chia sẻ ảnh hoặc bài đăng trên mạng internet, hãy yêu cầu con cho cha mẹ xem những nội dung chúng đang chia sẻ hoặc yêu cầu anh chị em lớn tuổi kiểm tra bất kỳ ảnh nào trước khi chúng được chia sẻ trên mạng.
6. Kiểm soát ‘dấu chân kỹ thuật số’ của gia đình bạn
Mọi hình ảnh và thông tin cá nhân được đăng và chia sẻ trên mạng xã hội và internet đều góp phần tạo nên dấu ấn kỹ thuật số (digital footprint) của ai đó. Rủi ro lớn với việc này là một khi thông tin được chia sẻ công khai, nó có thể được sử dụng theo những cách mà chính bạn có thể không ngờ tới và không thể kiểm soát. Bạn cũng nên biết rằng bất kỳ thứ gì được đưa lên mạng là tồn tại vĩnh viễn (đôi khi có thể được xóa nhưng không chắc chắn được đã có người khác thấy và đã lưu lại). Vì lý do này, trẻ em và thanh thiếu niên cần phải sử dụng mạng thông minh trong việc bảo vệ hình ảnh và thông tin của mình. Điều tương tự này cũng xảy ra đối với những bậc cha mẹ thường xuyên đăng ảnh con mình lên mạng.
Dạy con luôn kiểm soát dấu ấn kỹ thuật số của mình, bằng cách chỉ chia sẻ với những người mà con biết và tin tưởng. Thay vì đăng cho tất cả bạn bè của họ trên mạng xã hội, hãy khuyến khích trẻ chọn lọc và sử dụng cài đặt quyền riêng tư trên nền tảng mạng xã hội mà trẻ đang sử dụng.
7. Dạy con bạn giữ kín thông tin vị trí của mình
Hầu hết các ứng dụng, mạng và thiết bị đều có tính năng gắn thẻ địa lý giúp công khai vị trí của bạn và có thể dẫn người nào đó trực tiếp tìm đến bạn. Các tính năng này nên được tắt vì các lý do về quyền riêng tư và an toàn. Ảnh kỹ thuật số cũng chứa siêu dữ liệu (thông tin về thời gian, ngày tháng và tọa độ GPS) có thể tiết lộ nhiều hơn những gì bạn muốn chia sẻ. Một số nền tảng mạng xã hội tự động ẩn hoặc xóa dữ liệu này, nhưng không phải tất cả, vì vậy hãy kiểm soát tốt những thông tin bạn đang chia sẻ.
8. Theo dõi thời gian trực tuyến
Theo các khuyến cáo, trẻ em không nên dành quá 2 tiếng một ngày trên mạng. Vì vậy, cha mẹ phải là người theo dõi thời gian trực tuyến của con bạn, đặc biệt là trẻ nhỏ, để đảm bảo chúng không hình thành thói quen xấu. Yêu cầu con đồng ý về một khoảng thời gian, chẳng hạn 30 phút mỗi phiên và đặt hẹn giờ – đừng quên đặt đây là thời gian kết thúc không thể thương lượng. Bạn cũng nên tắt Wi-Fi gia đình vào một thời điểm nhất định mỗi đêm (lý tưởng nhất là trước khi đi ngủ) để mọi người có chút thời gian “tạm ngưng” truy cập Internet. Bạn cũng có thể thử thực hiện một số ngày “không dùng internet” trong gia đình để khuyến khích mọi người thực hiện những hoạt động khác tích cực hơn và/hoặc ít sử dụng công nghệ hơn trong việc giải trí.
9. Hãy là người hiểu biết khi sử dụng mạng xã hội
Tự giáo dục cho mình những cách truy cập internet an toàn trên mạng xã hội để có thể đưa ra lời khuyên tốt nhất cho con cái. Đăng ký các mạng xã hội và ứng dụng mà con bạn đang sử dụng, tìm hiểu cách sử dụng cài đặt bảo mật và cơ chế báo cáo. Trao đổi về cách trẻ có thể giữ an toàn trên mạng xã hội, bao gồm nói chuyện với một người đáng tin cậy khi họ lo lắng và nhận thức được những yếu tố cấu thành việc bắt nạt trực tuyến – cả với tư cách là thủ phạm và nạn nhân.
Nếu con bạn sử dụng mạng xã hội, hãy chắc chắn rằng chúng biết cách:
- Báo cáo các bài đăng không phù hợp và / hoặc xúc phạm
- Chặn ai đó
- Giữ thông tin riêng tư.
10. Dẫn dắt bằng ví dụ
Hãy làm gương và luôn làm mẫu cho loại hành vi trực tuyến tích cực mà cha mẹ muốn con mình sử dụng. Nếu trẻ thấy cha mẹ thận trọng và thể hiện sự tôn trọng với các đối tượng trên mạng, trẻ có nhiều khả năng sẽ theo dõi các hành động của bạn. Điều này bao gồm việc giới hạn thời gian sử dụng thiết bị internet của bạn.
Cuối cùng, bạn đừng gieo rắc nỗi sợ hãi cho con mình hoặc ngăn cản chúng trải nghiệm nhiều lợi ích giáo dục, giải trí, xã hội và các lợi ích khác của Internet, mà là cung cấp cho chúng những kỹ năng và kiến thức cần thiết để chúng biết cách tận dụng tối đa và tránh những nguy hiểm trên mạng
Liên kết mạng xã hội